Saturday, February 20, 2016

ĐÔI LỜI TÂM SỰ VỀ BỆNH TRĨ VÀ LIỀU THUỐC CỦA BÁC SĨ HƯƠNG

Một bạn giấu tên chia sẻ về câu chuyện và kinh nghiệm chữa bệnh trĩ của mình gửi về diễn đàn bệnh trĩ:

Đôi lời với các bạn!

Tôi xin kể câu chuyện của tôi để mọi người rút kinh nghiệm và cũng đôi điều về liều thuốc của Bác sĩ Hương.
Liều thuốc của bác sĩ hương điều trị bệnh trĩ
Tâm sự về bệnh trĩ và liều thuốc của bác sĩ Hương

Tôi một thằng đàn ông khỏe mạnh, thích thể thao, chưa bao giờ nghĩ mình sẽ bị trĩ (hehe thường xuyên cười khẩy những người bị trĩ và nghĩ họ là những người lười thể dục thể thao hoặc quá ham uống rượu).

Như đã nói, tôi là người hay chơi thể thao, ngoài ra tôi có luyện tập Khí công trong 2,5 năm nay (món khí công này có 1 tác dụng là tôi rất ít khi bọ táo bón, đi ngoài đều đặn mỗi ngày); vì vậy chưa bao giờ tôi nghĩ mình có thể bị cái thứ bệnh khỉ gió này.

Đó là sau 2 ngày có 2 đám cưới liên tục về, và ngày này cũng ngất ngây vì rượu (tôi uống rượu được, nhưng không nghiện rượu nhé), Sáng hôm sau, dậy để đi tắm tôi bỗng thấy vướng ở hậu môn bỗng nhiên sờ thấy 1 cục bằng hạt lạc lòi ra ngay cạnh hậu môn. Tôi nghĩ ngay đến trĩ (không chắc lắm) và cái giảm đâu và khó chịu bắt đầu xuất hiện. Lập tức ngày hôm sau mình lê mạng và thử đến khám một phòng khám trĩ (..ko tiện nói tên) trên đường Nguyễn Lương Bằng. Khá bất ngời BS người Trung Quốc (mình hơi dị ứng với mấy ông BS kiểu này- vì tai tiếng hơi nhiều), những ai khám trĩ rồi chắc biết: đau, thốn thôi rồi...ông BS này bảo mình bị trĩ cấp độ 2-3, trĩ hỗn hợp và cho 1 liều thuốc và máy xung gì đó vào hậu môn (mất khoảng 1 tiếng) và ra đi 1 củ. Nhưng không thành vấn đề nếu đỡ (nhưng mình chẳng thấy khá hơn), sau đó cha BS này nói mai chuẩn bị mười mấy củ qua đây tiểu phẫu là hết ngay. Đến đây thôi nhé, da thịt tôi mà ông bảo sẻo đơn giản thế à, anh không dại.

Về đến nhà thì vẫn đang sốc, lên mạng tìm hiểu thêm... rất nhiều... và tìm được trang Web của bạn Đăng Khoa này. Lúc này cũng có vài địa chỉ rồi, nhưng đọc comment một số bạn đã từng điều trị bác sĩ Hương nên chọn đại địa chỉ này để chuột bạch trước.

Đến đây BS Hương cho liều thuốc 1 tháng và 1 tháng thuốc ngâm. Uống vào khoảng 10 ngày cảm thấy chỉ mới đỡ đau và đỡ rát ở hậu môn (hơi nản), đợt đấy lại bắt đầu đợt lạnh lịch sử nên không thèm ngâm nữa, u thôi; định gọi cho BS Hương hỏi thế nào thì có 1 cô (nghe giọng có vẻ có tuổi) bảo là trợ lý BS Hương và hỏi thăm mình và động viên u thuốc nam nên từ từ mới có hiệu quả. Thôi kệ cũng lỡ mua thuốc rồi, uống cho hết. Xong liều, hạt lạc như lúc đầu nói vẫn không giảm đi mấy, nản toàn tập. Khoảng 5 ngày sau khi uống hết thuốc thì bắt đàu cảm thấy viên lạc đang biến chuyển bé dần, đến thời điểm bây h tức là sau 20 ngày hết thuốc thì nó đã bằng hạt gạo, và sờ rất kỹ mới thấy nó.

Cũng nói cho các bạn biết luôn từ ngày khám bác sĩ Hương, BS nói đi ngoài xong không dùng giấy nữa, dùng nước rửa thôi. Lúc đầu mình cũng nghĩ kinh bỏ m , nhưng thôi cũng đúng, nó mà rách toác ra đấy thì chắc là máu cứ gọi là li-vơ-phun. từ hôm đấy rửa bằng nước và tay thường xuyên phải sờ vào để rửa và kiểm tra nên luôn xem xét a bạn trĩ thế nào rồi.

Có lẽ đến thời điểm này cũng rút ra vài kinh nghiệm cho bản thân và cho các bạn tham khảo:
1. Đừng uống rượu nhiều, vì bản thân mỗi người đểu có mầm mống sẵn trĩ chỉ đợi ngòi châm là nó nổ thôi.
2. Hãy tôn trọng hu môn mình như yêu quý cái mồm mình ấy. Cái mồm thì được ăn u những đồ ngon, còn a hậu môn thì phải thải cái cặn bã. Nhưng cái lỗ dưới mà nổi loạn thì cái lỗ trên ăn cũng chẳng còn ngon đâu. Hãy thường xuyên sờ nắn kiểm tra e ấy.
3. BS Hương bảo mình kiêng đá bóng và GYM trong quá trình điều trị và sau này (để tránh tái phát). Và mình đã kiếng được 1 tuần sau khi u thuốc, sau đó thì ko chịu được nữa nên thôi kễ cứ đi đá bóng với GYM. Các bạn hãy lắng nghe cơ thể bạn xem có thể thực hiện tiếp những niểm đam mê mình thích hay không, hãy từ từ thử từ nhẹ rồi tăng dần lên.
4. Đừng phẫu thuật vỗi vàng nếu chưa tham khảo kỹ và chưa thử dùng thuốc nam bắc, tây nào đó.
5. Đừng tin mấy a BS Tầu (tại VN-xin lỗi các BS TQ chân chính, nhưng tôi lỡ mặc cảm do nhiều vụ rồi).
Chân thành chia sẽ đến các bẹn đồng TRĨ!
Trĩ viên giấu tên

Monday, October 12, 2015

CHỮA BỆNH TRĨ KHÔNG CẦN PHẪU THUẬT THEO DÂN GIAN

Chương trình "Bạn có khỏe không" này giúp chúng ta sẽ tìm hiểu rõ hơn về căn bệnh trĩ, chữa bệnh trĩ không cần phẫu thuật theo dân gian bằng Y học cổ truyền, những nguyên nhân, triệu chứng và biến chứng nguy hiểm của bệnh là gì?

Chương trình có sự tham gia của Tiến sĩ Nguyễn Thế Thịnh - Phó trưởng bộ môn ngoại Y học cổ truyền, phó trưởng phòng đào tạo Học viện Y dược học cổ truyền Việt Nam. Và Thạc sĩ, bác sĩ chuyên khoa I – Phó Giám đốc Bệnh viện đa khoa Y học cổ truyền Hà Nội.

Chua benh tri khong can phau thuat
Giao lưu với chuyên gia về chữa bệnh trĩ không cần phẫu thuật

Hỏi: Trước tiên xin được hỏi TS Nguyễn Thế Thịnh giải thích cho quý khán giả được biết như thế nao được gọi là bệnh trĩ ạ?

TS Nguyễn Thế Thịnh: Để hiểu biết thế nào là bệnh trĩ thì chúng ta cần phải biết TRĨ là gì đã? Trĩ là hệ thống đám rối tĩnh mạch bình thường nằm ở vùng hậu môn trực tràng được chia làm 2 loại: hệ thống đám rối tĩnh mạch trĩ trên nằm ở phía trên đường lược hay còn gọi la đám rối tĩnh mạch trĩ nội và hệ thống đám rối tĩnh mạch trĩ dưới nằm ở phía dưới đường lược hay còn gọi đám rối tĩnh mạch trĩ ngoại.

Do một nguyên nhân cơ hội nào đấy làm đám rối tĩnh mạch sa ra không hồi phục thì ta gọi đó là bệnh trĩ. Trĩ có 2 loại, một ở dạng sinh lý và một ở dạng bệnh lý.


Hỏi: Bệnh trĩ có rất nhiều mức độ, xin bác sĩ cho biết đâu là trĩ nội, trĩ ngoại và trĩ hỗn hợp?


TS Nguyễn Thế Thịnh: Với bệnh trĩ xuất phát từ hệ thống tĩnh mạch trĩ trên thì được gọi là trĩ nội, còn xuất phát từ hệ thống tĩnh mạch trĩ dưới thì được gọi là trĩ ngoại. Tuy nhiên có 1 trường hợp thứ ba người ta hay gọi là trĩ hỗn hợp, khi đó có sự thông thương giữa trĩ nội và trĩ ngoại mà người ta không phân biệt được đâu là trĩ nội và đâu là trĩ ngoại thì lúc đó người ta gọi là trĩ hỗn hợp.


Hỏi: Theo thống kê thì có đến 55% dân số Việt Nam mắc bệnh trĩ, thưa bác sĩ Trần Quốc Hùng, Bs có thể cho biết đâu là nguyên nhân kiến cho nhiều người mắc bệnh trĩ này không ạ?


Bác sĩ Trần Quốc Hùng: Theo như đánh giá nhiều năm, bệnh trĩ rất phổ biến trong dân gian người ta thường nói cứ 10 người thì có đến 9 người mắc bệnh trĩ, điều đó cho thấy bệnh trĩ rất phổ biến và nó do một số nguyên nhân sau:
  • Do chế độ sinh hoạt: giờ giấc ăn ngủ
  • Do chế độ ăn uống
  • Do sử dụng chất kích thích quá nhiều
  • Do chế độ làm việc: đứng lâu hoặc ngồi nhiều quá
  • Và nhiều vấn đề khác từ bên trong kết hợp lại làm cho sức đề kháng của bệnh nhân giảm sút gây lên bệnh trĩ.

Hỏi: BS có thể cho biết nam giới hay là nữ giới mắc bệnh nhiều hơn ạ?


BS Trần Quốc Hùng: Trên thực tế từ những bệnh nhân vào điều trị tại bệnh viện Đa Khoa Y Học Cổ Truyền của chúng tôi thì chúng tôi nhận thấy tỷ lệ nam giới mắc bệnh nhiều hơn nữ giới.

Hỏi: thưa TS Nguyễn Thế Thịnh, thực tế chúng gặp rất nhiều phụ nữ trong quá trình mang thai bị bệnh trĩ. Xin TS có thể giải thích vì sao phụ nữ trong giai đoạn này lại hay mắc các bệnh về trĩ.


TS Nguyễn Thế Thịnh: Tất cả các nguyên nhân làm cho tăng áp lực hậu môn trực tràng, khi đó làm cho hệ thống tĩnh mạch trĩ sa ra không hồi phục thì trở thành bệnh lý của bệnh trĩ. Mang thai, thai nhiều tháng hoặc đẻ khó là một trong những nguyên nhân là tăng áp lực ổ bụng và tăng áp lực của hệ thống tĩnh mạch trĩ hay làm tăng áp lực vùng hậu môn trực tràng đây là những nguyên nhân trực tiếp làm cho hệ thống tĩnh mạch trĩ sa ra không hồi phục. Do đó phụ nữ mang thai thì đương nhiên có nguy cơ mắc bệnh trĩ rất cao.


Hỏi: Bệnh trĩ gây rất nhiều phiền toái và khó chịu cho người bệnh, xin BS cho biết bệnh trĩ có thể ngây những biến chứng nguy hiểm nào cho người bệnh?


TS Nguyễn Thế Thịnh: có một số biến chứng nguy hiểm và làm ảnh hưởng đến sinh hoạt và chất lượng cuộc sống của người bệnh. Có nghĩa là người mắc bệnh trĩ có một số triệu chứng và cũng có thể gọi là biến chứng như chảy máu quá nhiều, tắc mạch, tắc nghẹn do vỡ mạch trĩ lúc đó thì buộc phải vào bệnh viện để xử lý khối trĩ đó


Hỏi: Thưa BS Trần Quốc Hùng, xin BS cho biết người bệnh khi có những dấu hiệu nào thì nên đi khám và chữa bệnh?


BS Trần Quốc Hùng: Khi bệnh nhân cảm thấy có những bất thường ở hậu môn, sờ thấy búi trĩ, táo bón kéo dài, đau rát hậu môn sau khi đi đại tiện hoặc chảy máu hậu môn thì cần đến gặp bác sĩ thăm khám vì đó là những dấu hiệu của bệnh trĩ.

Hỏi: Thưa BS Trần Quốc Hùng, bệnh trĩ có thể chữa khỏi hoàn toàn không cần phẫu thuật được không?


BS Trần Quốc Hùng: Khi mới chớm mắc bệnh trĩ, bệnh nhân cần điều chỉnh chế độ ăn uống, chế độ làm việc và tăng cường tập luyện thể dục như dưỡng sinh, tập hít thở điều khí có thể ngăn chặn bệnh trĩ phát triển. Những bệnh nhân mới mắc bệnh trĩ hoàn toàn có điều trị bằng nội khoa trước không nên nghĩ ngay đến phẫu thuật. Tôi có thể khẳng định có thể chữa khỏi bệnh trĩ không cần phẫu thuật với những trường hợp này dùng thuốc Y học cổ truyền theo dân gian rất hiệu quả.


Mời các bạn theo dõi tiếp Chương trình Bạn có khỏe không trong video bên dưới để hiểu cách chữa bệnh trĩ không cần phẫu thuật:


Thursday, September 17, 2015

10 CÁCH PHÒNG NGỪA BỆNH TRĨ TRÁNH TÁI PHÁT HIỆU QUẢ

Bệnh trĩ rất dễ mắc phải do thói quen ăn uống, sinh hoạt, tính chất công việc của con người hiện nay. Việc giữ cho mình chế độ ăn uống sinh hoạt và làm việc khoa học sẽ giúp phòng ngừa bệnh trĩ. Dưới đây là 10 cách phòng ngừa bệnh trĩ tránh tái phát đơn giản và hiệu quả:

  1. Bổ sung nhiều chất xơ phòng tránh táo bón: 

  2. Táo bón là nguyên nhân chính dẫn đến bệnh trĩ. Việc bổ sung nhiều chất xơ trong rau, củ, quả sẽ giúp tình trạng táo bón được cải thiện rõ rệt, đặc biệt với một số thực phẩm như: rau lang, mồng tơi, rau đay, khoai lang, chuối... giúp phòng ngừa bệnh trĩ hiệu quả.

    Phòng ngừa bệnh trĩ tái phát
    Bổ sung chất xơ phòng ngừa bệnh trĩ


  3. Uống nhiều nước

  4. 70% cơ thể người là nước, việc bổ sung quá ít nước vào cơ thể sẽ dễ dẫn đến tình trạng táo bón, nhu động ruột hoạt động kém. Theo các nhà khoa học thì người bình thường nên uống tối thiểu 2 lít nước / ngày sẽ giúp cải thiện tình trạng táo bón, khí huyết lưu thông tốt phòng ngừa nguy cơ gây ra bệnh trĩ 

  5. Hạn chế đồ ăn cay nóng

  6. Các đồ ăn cay nóng như: ớt, hạt tiêu, mù tạc, ngừng, tỏi.. và các thực phẩm có tính nóng như thịt chó, các đồ ăn nhanh, chiên rán nhiều dầu mỡ... không những làm người đang mắc bệnh trĩ trở nên trầm trọng hơn mà còn với những người không chưa mắc bệnh hoặc đã chữa khỏi bệnh trĩ sẽ làm nguy cơ tái phát bệnh nhanh. Việc hạn chế tối đa các thực phẩm, đồ ăn cay nóng này giúp hạn chế cũng như phòng ngừa bệnh trĩ. 

  7. Không nên sử dụng các chất kích thích

  8. Các chất kích thích như: rượu, bia, thuốc lá, cafe... không tốt cho những người đang bị bệnh trĩ. Nó làm tăng nguy cơ mắc bệnh trĩ cũng như làm bệnh trĩ tái phát. Với những người đang bị bệnh sử dụng các chất kích thích sẽ làm bệnh phát triển nhanh.

  9. Tránh đứng hoặc ngồi quá lâu 1 tư thế

  10. Với xã hội hiện nay việc đứng hoặc ngồi quá lâu 1 tư thế không còn xa lạ do tính chất công việc, đặc biệt với dân văn phòng. Đứng hoặc ngồi lâu 1 tư thế sẽ làm khí huyết kém lưu thông, máu dồn ứ ở tĩnh mạch hậu môn làm nguy cơ phình tĩnh mạch khu vực hậu môn gây ra bệnh trĩ, đồng thời cũng có nguy cơ gây ra các bệnh lý về tim mạch và xương khớp. Do dó, với những người tính chất công việc phải đứng hoặc ngồi 1 tư thế lâu nên thay đổi tư thế hoặc đứng dậy đi lại vận động khoảng 1 tiếng / 1 lần sẽ giúp giảm nguy cơ mắc bệnh trĩ và phòng ngừa bệnh trĩ tái phát.

  11. Vận động nhẹ nhàng hàng ngày, giảm trọng lượng cơ thể

  12. Vận động thể dục thể thao hàng ngày rất tốt cho sức khỏe, giúp lưu thông khí huyết phòng ngừa bệnh trĩ cũng như các bệnh về tim mạch và xương khớp, giảm tình trạng béo phì. 

    Vận động và uống nhiều nước phòng ngừa bệnh trĩ tái phát
    Vận động nhẹ và uống nhiều nước phòng ngừa bệnh trĩ

    Với những người mắc bệnh trĩ việc vận động nhẹ nhàng như đi bộ, bơi lội, cầu lông... sẽ giúp nhu động ruột hoạt động tốt, tránh táo bón hạn chế bệnh trĩ phát triển. Nhưng các vận động mạnh như cử tạ, đá bóng, erobic cường độ cao... sẽ làm bệnh càng trở nên trầm trọng hơn.

  13. Đi đại tiện đúng giờ

  14. Tạo cho mình thói quen đi đại tiện hàng ngày vào 1 giờ cố định giúp phòng ngừa táo bón, đào thải cặn bã ra khỏi cơ thể giúp phòng ngừa bệnh trĩ.

  15. Không nên thức khuya, giữ cho tâm trạng luôn thỏa mái

  16. Việc thức khuya, áp lực công việc cao, stress thường sẽ làm bệnh trĩ phát triển nhanh hơn. Do đó bạn nên giữ cho tâm trạng luôn thỏa mái, không thức quá khuya để phòng tránh bệnh trĩ.

  17. Sử dụng một số món ăn, thực phẩm phòng ngừa bệnh trĩ
  18. Trong dân gian có nhiều món ăn giúp phòng ngừa và hỗ trợ chữa bệnh trĩ như:
    Món canh bông lý: Bông lý (hoa thiên lý) 150g, tôm sú lột vỏ 50g, đậu hũ 50g thêm hành gia vị vừa đủ nấu canh ăn.
    Món ngon từ cháo lươn rau ngổ: Lươn 1 - 2 con 100g làm sạch, gạo ngon 100g, đậu xanh 100g, rau ngổ 30g, mùi tàu 50g, gia vị nấu cháo ăn.
    Canh mướp hương chữa trĩ hiệu quả: Mướp hương 100g, rau đay 100g, rau bát 50g, thịt cua đồng 50g, gia vị vừa đủ nấu canh ăn tuần vài lần.
    Ngoài ra, bạn cũng có thể ăn rau diếp cá giúp chữa bệnh trĩ.

  19. Bài tập đơn giản giúp hỗ trợ điều trị và phòng ngừa bệnh trĩ

  20. Một trong những bài tập đơn giản có thể làm ở bất cứ đâu đó là bài tập "Thót hậu môn" giúp hỗ trợ điều trị và phòng ngừa bệnh trĩ hiệu quả. Bài tập thót hậu môn cách thực hiện là thót cơ hậu môn giống lúc nhịn đi đại tiện hoặc tiểu tiện. Thực hiện thót cơ hậu môn khoảng 30-50 lần liên tục, ngày có thể thực hiện 3-5 lần.
Trên đây là 10 cách phòng ngừa bệnh trĩ đơn giản tránh tái phát bệnh trĩ. Bạn có nên thực hiện hàng ngày và tạo cho mình một thói quen sinh hoạt, làm việc khoa học không những giúp phòng ngừa bệnh trĩ mà còn duy trì sức khỏe tốt cho bản thân.

Xem thêm
>> 6 cách chữa bệnh trĩ tại nhà đơn giản
>> Hành trình chữa khỏi bệnh trĩ
>> Phẫu thuật cắt trĩ bằng phương pháp Longo và trải nghiệm thực tế

Monday, September 14, 2015

PHẪU THUẬT CẮT TRĨ BẰNG PHƯƠNG PHÁP LONGO VÀ TRẢI NGHIỆM THỰC TẾ

Trong bài viết này Đăng Khoa sẽ nói về điều trị bệnh trĩ bằng phương pháp phẫu thuật cắt trĩ Longo được coi là phương pháp phẫu thuật hiện đại nhất hiện nay. Và trải nghiệm thực tế của Đăng Khoa cắt trĩ bằng phương pháp cắt trĩ Longo này.

Phương pháp cắt trĩ Longo được bắt đầu áp dụng từ những năm 1993 trở lại đây. Ở thời điểm đó và đến nay vẫn được coi là phương pháp tiên tiến trong điều trị bệnh trĩ, bởi nó có ưu điểm hơn so với một số phương pháp trước đó là thời gian phẫu thuật ngắn, ít đau hơn các phương pháp khác, khả năng tái phát thấp hơn. Tuy nhiên, chi phí phẫu thuật tương đối cao.

Cắt trĩ Longo
Dụng cụ cắt trĩ Longo

Nguyên tắc của phương pháp phẫu thuật này là sử dụng máy khâu vòng để cắt một khoanh niêm mạc trên đường lược của hậu môn 3-4 cm, làm giảm lưu lượng máu đến đám rối tĩnh mạch trĩ để làm teo nhỏ búi trĩ và khâu treo niêm mạc hậu môn bị sa để tạo hình lại tấm đệm hậu môn. Phương pháp Longo được chỉ định áp dụng cho những bệnh nhân trĩ nội độ 2-3, trĩ vòng (không áp dụng cho trĩ ngoại).
Phẫu thuật cắt trĩ Longo
Phẫu thuật cắt trĩ Longo

Xem video tư vấn phẫu thuật cắt trĩ bằng phương pháp longo

Đây là video tư vấn điều trị bệnh trĩ của PGS. TS. BS. Phạm Văn Năng - Giảng viên Bộ môn ngoại của Trường ĐH Y Dược Cần Thơ và Ths. BS Lê Châu Hoàng Quốc Dương - Giảng viên Bộ môn ngoại Trường ĐH Y Dược TPHCM về phẫu thuật cắt trĩ bằng phương pháp Longo.



Trải nghiệm thực tế phẫu thuật cắt trĩ bằng phương pháp Longo

Trước đây, khoảng năm 2010 mình đã chữa bệnh trĩ bằng phương pháp này. Thời điểm đó mình cũng đã tìm hiểu về phương pháp này khá kỹ, chính vì những ưu điểm mình đọc được ở trên mạng về phương pháp này nên đã chọn điều trị cắt trĩ bằng Longo tại bệnh viện 108. Sự thật, kết quả không không giống những gì nói về phương pháp này trên mạng. Mình thực sự rất đau sau phẫu thuật, Thời gian nằm viện của mình là 4 ngày, Sau khoản 2 tuần mới hết đau, và sau khoảng 6 tháng bị tái phát bệnh trĩ. Chi phí điều trị hết 13 triệu mà không khỏi. Không biết có phải mình là trường hợp đặc biệt không? Hay do tay nghề của bác sĩ không cao nên mình mới bị như vậy?

May mắm thay sau khi bị tái phát bệnh trĩ mình chuyển sang dùng thuốc nam thì khỏi được bệnh. Đúng là dù cho Y học hiện đại có phát triển nhưng cũng không thể phủ nhận được thành quả của nền Y học cổ truyền từ hàng nghìn năm trước. Đây là kinh nghiệm mình rút ra được sau khi đã trải nghiệm điều trị bệnh trĩ cả bằng phẫu thuật cắt trĩ Longo tiên tiến nhất và bằng Y học cổ truyền.


Đọc thêm
>> 6 cách chữa bệnh trĩ tại nhà đơn giản và hiệu quả
>> Bị hẹp hậu môn sau phẫu thuật cắt trĩ
>> Hành trình chữa khỏi bệnh trĩ

Tuesday, September 1, 2015

6 CÁCH CHỮA BỆNH TRĨ TẠI NHÀ ĐƠN GIẢN HIỆU QUẢ NHẤT

Khi mắc bệnh trĩ đa phần mọi người âm thầm chịu đựng (do ngại ngùng sợ người khác biết), tự mua thuốc điều trị, bệnh tình có thể không đỡ và lãng phí tiền của... Rất nhiều người không biết rằng bệnh trĩ có thể điều trị tại nhà, với những người bị trĩ mức độ nhẹ có thể khỏi được hoặc chí ít có thể làm kìm hãm sự phát triển của bệnh trĩ. Bài viết sau hướng dẫn cách chữa bệnh trĩ tại nhà đơn giản và hiệu quả như sử dụng các bài thuốc dễ kiếm kết hợp các bài tập hỗ trợ điều trị bệnh trĩ và các thực phẩm ăn hàng ngày.

>> Hướng dẫn cách điều trị bệnh trĩ hiệu quả


Chữa bệnh trĩ tại nhà bằng các bài thuốc đơn giản hiệu quả

1. Cách chữa bệnh trĩ bằng rau diếp cá

Rau diếp cá rất phổ dụng trong các bữa ăn hàng ngày, ngoài tác dụng thanh nhiệt, chữa mụn thì rau diếp cá còn có tác dụng hỗ trợ điều trị bệnh trĩ nội trĩ ngoại có thể áp dụng điều trị tại nhà.

Cách sử dụng:
  • Rau diếp cá 300g (lấy phần non) rửa sạch ăn sống (hoặc say sinh tố) ngày 1-2 lần. Với những người không ăn được rau diếp cá sống thì có thể đun sôi lấy nước uống. Có tác dụng hỗ trợ điều trị bệnh trĩ nội chảy máu do táo bón, nhuận tràng chống táo bón giảm đau rát.
  • Rau diếp cá 150g rửa sạch, ngâm qua nước muối loãng, giã nát đắp vào hậu môn 30p. Chú ý vệ sinh sạch sẽ hậu môn trước khi đắp. Thực hiện ngày 1-2 lần. Sau khi thực hiện xong rửa lại bằng nước sạch. Có công dụng giảm đau trĩ trong các trường hợp trĩ ngoại hoặc trĩ nội bị sa trĩ, sưng đau hậu môn.

2. Cách chữa bệnh trĩ bằng lá thiên lý

Cây thiên lý được trồng rất phổ biến ở các vùng quê, hoa thiên lý được dùng để chế biến thành món ăn thanh nhiệt bồi bổ sức khỏe. Lá cây thiên lý có thể dùng điều trị bệnh trĩ tại nhà giúp làm co búi trĩ.

Lá thiên lý điều trị bệnh trĩ
Lá cây thiên lý điều trị bệnh trĩ

Cách dùng: Lá thiên lý non 100g đem gĩa nhỏ với 5g muối ăn. Bạn cho thêm 30ml nước lọc vào hỗn hợp trên, khuấy đều và lọc qua miếng vải mùng. Dùng nước này rửa búi trĩ hoặc thấm vào 1 cái bông gạc và băng vào búi trĩ. Mổi ngày bạn có thể làm 1-2 lần. Áp dụng với bệnh nhân trĩ nội đã sa búi trĩ hoặc trĩ ngoại.

3. Cách trị bệnh trĩ bằng lá trầu không

Lá trầu không khoảng 200g rửa sạch đun sôi với 0,5 lít nước để ấm rồi ngâm hậu môn 5-10 phút. Làm liên tục khoảng 1-2 tháng.

La trau khong chua benh tri
Lá trầu không chữa bệnh trĩ
Ngoài ra bài thuốc này có thể kết hợp thêm với lá diếp cá và ngải cứu, phèn chua đun sôi xông hậu môn rồi lấy nước để ấm ngâm hậu môn. Tác dụng chống viêm nhiễm, đau rát hậu môn, thúc đẩy co búi trĩ. Áp dụng cho bệnh trĩ nội đã sa búi trĩ và trĩ ngoại.

4. Chữa bệnh trĩ tại nhà bằng các bài tập đơn giản

Dưới đây là một số bài tập đơn giản áp dụng tại nhà hoặc nơi làm việc giúp lưu thông khí huyết và tăng trương thành tĩnh mạch hậu môn hỗ trợ điều trị bệnh trĩ làm co búi trĩ.
  • Co thắt cơ vòng: Ngồi trên ghế tựa, thả lỏng toàn thân, tập trung tư tưởng vào vùng hậu môn, tiến hành từ từ co thót niệu đạo và cơ vòng trực tràng làm nhíu hậu môn sau đó thả lỏng (làm giống khi nhịn đi đại tiện). Tiếp tục làm khoảng 50-100 lần, mỗi ngày 2-3 lần.
  • Hít thở thả lỏng: Nằm ngửa trên giường, toàn thân thả lỏng, hai bàn tay đặt chồng lên nhau xoa bụng theo chiều kim đồng hồ kết hợp với thở bụng sâu, khi hít vào bụng phình lên, khi thở ra bụng thót lại. Làm từ 10-20 lần, mỗi ngày làm 2-3 lần.
  • Tập luyện trên giường: Nằm ngửa trên giường, toàn thân thả lỏng, thở chậm, đều và sâu. Tiếp đó lấy đầu và 2 gót chân làm điểm tựa nhấc cao mông lên đồng thời nhíu hậu môn, sau đó từ từ thả mông xuống, thả lỏng cơ hậu môn, làm 20 lần, mỗi ngày thực hiện thao tác này vào buổi tối trước khi đi ngủ và buổi sáng khi thức giấc.

5. Điều trị bệnh trĩ bằng thực phẩm chức năng

Thực phẩm chức năng tuy không có tác dụng chữa khỏi được bệnh trĩ, nhưng có thể hỗ trợ kìm hãm sự phát triển của bệnh trĩ. Đặc biệt với những trường hợp nhẹ bị bệnh trĩ do táo bón có thể cải thiện tình trạng đáng kể nhờ công dụng nhuận tràng chống táo bón của các thực phẩm chức năng. Do đó, sử dụng thực phẩm chức năng cũng là 1 cách hỗ trợ điều trị bệnh trĩ tại nhà đơn giản mà người bệnh có thể lựa chọn. Một số thực phẩm chức năng phổ biến trên thị trường hiện nay là: An trĩ vương, Safinar, Tottri, Viên uống Motaphan, Thăng dương khí, Antrinano...

6. Tự bấm huyệt chữa bệnh trĩ


Các huyệt chủ yếu được chọn là Bách hội, Thượng liêm, Khổng tối, Thừa sơn, Phục lưu.

Khổng tối là huyệt khích của Thủ thái âm Phế kinh, có vị trí nằm ở gần khuỷu tay, cách cổ tay lên trên 7 thốn (nếu tính từ lằn chỉ cổ tay đến lằn nếp khuỷu là 12 thốn thì huyệt vị này có vị trí bằng 7/12 khoảng cách trên).

Bách hội có vị trí nằm chính giữa đỉnh đầu, giao điểm của đường chính trung và đường nối hai đỉnh vành tai. Theo tài liệu cổ, bách hội là nơi hội tụ của lục phủ ngũ tạng, có tác dụng nâng được dương khí bị hạ hãm.

Túc tam lý là huyệt thuộc kinh Túc dương minh vị, có vị trí nằm ở gần đầu gối, cách hõm ngoài đầu gối ngang một bàn tay khoảng 3 thốn. Khi phối hợp với huyệt Thừa sơn, nó có tác dụng sơ thông trệ khí ở tràng vị (ruột và dạ dày). Cổ nhân cho rằng tràng vị hòa thì nhiệt độc được thanh, bệnh lỵ và trĩ sẽ khỏi.

Thừa sơn là huyệt thuộc kinh Túc thiếu dương bàng quang, nằm ở bắp chân, chỗ trũng của 2 bắp cơ sinh đôi, khi co bắp chân sẽ hiện rõ khe của cơ sinh đôi này. Theo Đông y, Thừa sơn có tác dụng làm mát huyết, điều hòa khí các phủ, trị trĩ, sa trực tràng.

Thượng liêm là huyệt thuộc kinh Thủ dương minh Đại tràng, nằm dưới đầu ngoài nếp gấp ở khuỷu tay 3 thốn.

Trên đây là một số hướng dẫn cách điều trị bệnh tại nhà đơn giản bạn có thể lựa chọn áp dụng cho những trường hợp trĩ nhẹ. Với những trường hợp nặng bạn nên khám và điều trị sớm để tránh gây ảnh hưởng đến sức khỏe và sinh hoạt.

Các thành viên của diễn đàn nếu có thêm các kinh nghiệm điều trị bệnh, mẹo chữa bệnh tại nhà xin  hãy chia sẻ thêm ở mục bình luận phía dưới!

ĐỌC THÊM

Sunday, August 30, 2015

3 CÁCH CHỮA BỆNH TRĨ BẰNG RAU DIẾP CÁ CỰC KỲ HIỆU NGHIỆM

Rau diếp cá được coi là "thần dược" chữa bệnh trĩ đây là cách điều trị đơn giản nhất có thể áp dụng cho những trường hợp mới bị bệnh trĩ nội, trĩ ngoại mức độ nhẹ, trĩ chảy máu, đau rát hậu môn và sa búi trĩ. Bài viết sau hướng dẫn bạn 3 cách chữa bệnh trĩ bằng rau diếp cá cực kỳ hiệu nghiệm.

>> Hướng dẫn cách điều trị bệnh trĩ hiệu quả


Rau diep ca chua benh tri
Rau diếp cá chữa bệnh trĩ

Chữa bệnh trĩ bằng ăn sống rau diếp cá

Rau diếp cá 300g nhặt lấy phần non rửa sạch, ngâm qua với nước muỗi loãng ăn sống (hoặc say sinh tố) ngày 1-2 lần. Có tác dụng hỗ trợ điều trị bệnh trĩ nội chảy máu do táo bón, nhuận tràng chống táo bón giảm đau rát, cầm máu. Với một số trường hợp bệnh trĩ nhẹ có thể điều trị khỏi bằng cách uống nước rau diếp cá hay ăn sống này.

Cách điều trị bệnh trĩ bằng đắp rau diếp cá

Rau diếp cá 150g để cả cuộng rửa sạch, ngâm qua nước muối loãng, giã nát đắp vào hậu môn 30p. Chú ý vệ sinh sạch sẽ hậu môn trước khi đắp. Thực hiện ngày 1-2 lần. Sau khi thực hiện xong rửa lại bằng nước sạch. Có công dụng giảm đau trĩ trong các trường hợp trĩ ngoại hoặc trĩ nội bị sa trĩ, sưng đau hậu môn.

Chữa bệnh trĩ bằng xông, ngâm hậu môn với rau diếp cá

Bài thuốc chữa bệnh trĩ kết hợp rau diếp cá, lá trầu không, ngải cứu và phèn chua, áp dụng với những người trĩ nội bị sa búi trĩ hoặc trĩ ngoại.

Rau diếp cá chữa bệnh trĩ
Ngải cứu, lá trầu không kết hợp rau diếp cá chữa bệnh trĩ

Cách làm: Rau diếp cá 200g, lá trầu không 200g, ngải cứu 200g rửa sạch đun sôi 5 phút với 1 lít nước, cho thêm 50g phèn chua. Đổ nước ra bô để xông trực tiếp vào hậu môn khoảng 5-10 phút. Sau khi xông xong đổ nước và lá xông ra chậu, nếu nước nóng quá có thể pha thêm nước cho ấm sau đó ngâm hậu môn khoảng 5-10 phút. Thực hiện ngày 1 lần trước khi đi ngủ liên tục.
Công dụng: Chữa viêm đau hậu môn do trĩ gây nên, ngứa hậu môn, hậu môn rỉ nước. Hỗ trợ thúc đẩy co búi trĩ

Trên đây là 3 cách chữa bệnh trĩ bằng rau diếp cá đơn giản có thể sử dụng điều trị bệnh trĩ tại nhà, với những trường hợp trĩ nhẹ có thể điều trị khỏi được, và hạn chế bệnh trĩ phát triển.

Saturday, May 2, 2015

HƯỚNG DẪN CÁCH ĐIỀU TRỊ BỆNH TRĨ

Sau bài viết “Hành trình chữa trị bệnh trĩ” của Khoa đăng tải, có rất nhiều bạn gửi thư cảm ơn Khoa, hỏi Khoa cách điều trị bệnh trĩ nội, trĩ ngoại và thuốc chữa bệnh trĩ hiệu quả, hỏi chế độ ăn và sinh hoạt sau khi chữa khỏi… nhiều bạn đóng góp xây dựng diễn đàn bằng việc chia sẻ cả những kinh nghiệm của các bạn trong việc chữa trị bệnh trĩ này.

Với mục đích giúp những người đang bị bệnh trĩ không phải hoang mang và có cách điều trị đúng bệnh, Khoa viết thêm bài “Hướng dẫn cách điều trị bệnh trĩ” này. Bài viết được đúc rút từ kinh nghiệm chữa trị bệnh trĩ của bản thân Khoa, từ những kiến thức về bệnh trĩ mà Khoa đã tìm hiểu và tổng hợp trên mạng, từ những lời dạy bảo của các bác sĩ điều trị bệnh trĩ cho Khoa, và cả những kinh nghiệm của các bạn độc giả chia sẻ về bệnh trĩ, về quá trình chữa bệnh với Khoa thông qua diễn đàn này.

Nội dung bài viết:
  • Biểu hiện của bệnh trĩ?
  • Nguyên nhân của bệnh trĩ?
  • Cách điều trị bệnh trĩ?
  • Kinh nghiệm điều trị và phòng ngừa bệnh trĩ?
  • Thuốc chữa bệnh trĩ hiệu quả nhất?

Điều trị bệnh trĩ
Cách điều trị bệnh trĩ hiệu quả?

Biểu hiện thường gặp của bệnh trĩ

Thường xuyên bị táo bón kéo dài. Đi cầu khó, phải rặn, có người mấy ngày mới đi cầu (đại tiện) 1 lần. Cái này cũng là dấu hiệu ban đầu gây ra trĩ, và cần điều trị táo bón ngay. Táo bón thường gặp ở bệnh nhân trĩ, nhưng vẫn có một số ít người không bị táo bón nhưng vẫn bị bệnh trĩ.

  • Đại tiện ra máu: Khi đi đại tiện có thấy vệt máu dính ở phân, ở giấy lau, máu nhỏ giọt xuống bồn cầu hoặc chảy thành tia.
  • Đại tiện đau rát: sau khi đi xong thấy rát hậu môn, khó chịu, đau tức xung quanh hậu môn. Nếu sau khi đi ngoài xong nhiều giờ mà vẫn bị đau rát nhiều là có thể đang bị nứt kẽ hậu môn (thường bị do một đợt táo bón nặng gây nên). Cái này cần điều trị ngay vì nứt kẽ hậu môn gây ảnh hưởng nhiều đến sinh hoạt, nhiều người đứng ngồi không yên vì bệnh này.
  • Sa búi trĩ: lúc đi cầu cảm thấy có mẩu thịt thừa thập thò ở hậu môn có thể tự thu vào trong hậu môn sau khi đi cầu, hoặc phải dùng tay đẩy búi trĩ (mẩu thịt thừa) vào.
  • Ngứa và rỉ nước hậu môn: bệnh nhân luôn cảm thấy ngứa hậu môn và hậu môn luôn ẩm ướt.
  • Một số trường hợp khác có thể bị viêm đại tràng, sau đó bị chảy máu khi đi đại tiện và sa búi trĩ. Thường thì bệnh viêm đại tràng hay gây ra trĩ do việc đại tiện nhiều lần trong ngày và phải rặn nhiều là cho tĩnh mạch hậu môn bị phình ra và tạo thành búi trĩ.
Bệnh trĩ được chia ra làm 2 loại chính: trĩ nội và trĩ ngoại.

Trĩ nội: các búi trĩ được hình thành trong ống hậu môn và khi phình lớn sẽ sa ra ngoài. Trĩ nội được phân chia làm 4 cấp độ:
  • Trĩ nội độ 1: Các búi trĩ nằm hoàn toàn trong ống hậu môn, thường chỉ có biểu hiện đau rát và ra máu.
  • Trĩ nội độ 2: Búi trĩ thập thò ở hậu môn khi đi đại tiện, sau đó tự co vào trong ống hậu môn.
  • Trĩ nội độ 3: Búi trĩ sa hẳn ra ngoài sau khi đại tiện và không tự co vào trong ống hậu môn mà phải dùng tay đẩy búi trĩ mới vào trong được.
  • Trĩ nội độ 4: Bũi trĩ sa ra ngoài hậu môn và thường trực ở bên ngoài, dùng tay đẩy nhưng không vào được hoặc vào sau đó lại sa ra ngay.
Trĩ ngoại: Búi trĩ hình thành ở phía ngoài hậu môn (ngay rìa hậu môn). Khác với trĩ nội là hình thành trong ống hậu môn rồi mới sa ra ngoài.

Sự hiện diện của cả trĩ nội và trĩ ngoại ở 1 bệnh nhân được gọi là trĩ hỗn hợp.

Nguyên nhân gây ra bệnh trĩ

Bệnh trĩ có nhiều nguyên nhân gây nên, do ăn uống sinh hoạt, do tính chất công việc, do các bệnh mãn tính trong người và do cả yếu tố gia đình:
  • Táo bón là nguyên nhân điển hình gây nên bệnh trĩ. Do việc đi đại tiện phải rặn nhiều làm thành tĩnh mạch ở hậu môn bị phình giãn và tạo thành búi trĩ. Chảy máu là hiện tượng tĩnh mạch hậu môn bị phình giãn (thành tĩnh mạch mỏng đi) cọ vào phân rắn (táo bón) làm xước thành mạch gây chảy máu khi đi đại tiện. (đây là nguyên nhân bị trĩ của Khoa)
  • Uống nhiều rượu bia. (cả đây nữa)
  • Ăn nhiều các thức ăn cay nóng, ăn ít chất xơ, rau xanh.
  • Uống ít nước.
  • Tính chất công việc phải đứng hoặc ngồi quá lâu. (và cả đây nữa)
  • Lười vận động.
  • Chửa, đẻ (ở phụ nữ).
  • Bị các bệnh mãn tính như viêm đại tràng, trực tràng, kiết lỵ…phải đi đại tiện nhiều lần và rặn nhiều.
  • Yếu tố gia đình: gia đình dòng họ có nhiều người bị bệnh trĩ.

Cách điều trị bệnh trĩ

Về điều trị bệnh trĩ, hiện nay có rất nhiều phương pháp điều trị bệnh trĩ. Theo Khoa có thể chia ra làm 3 nhóm lớn là: điều trị bằng các thực phẩm chức năng, điều trị bệnh trĩ bằng Tây y và điều trị bệnh trĩ bằng Đông y.

Điều trị bằng thực phẩm chức năng


Thông thường thì người bệnh hay tự tìm đến các sản phẩm “thuốc” này đầu tiên. Bởi vì các thực phẩm chức năng hỗ trợ điều trị bệnh trĩ hiện nay được quảng bá rất rầm rộ trên các phương tiện thông tin đại chúng (truyền hình, phát thanh, báo chí, mạng…) như Safinar, An Trĩ Vương, Tottri, Thăng Trĩ Nam Dược… Do bệnh ở vùng kín và do tâm lý e ngại không đi khám chữa bệnh mà mọi người thường nghe quảng cáo và ra các hiệu thuốc tự tìm mua thuốc về uống.

Tác dụng chính của các thực phẩm chức năng này là nhuận tràng, chóng táo bón, cầm máu. Chứ tác dụng làm co búi trĩ thì rất thấp hoặc không có. Đó là kinh nghiệm của Khoa sau khi dùng một số thực phẩm chức năng đó. Theo Khoa thì các thực phẩm chức năng này thích hợp cho những người chưa bị sa búi trĩ và hay bị táo bón có thể dùng để hỗ trợ điều trị được.

Điều trị bệnh trĩ bằng Tây y


Điều trị bệnh trĩ bằng Tây y được chia là 3 nhóm: điều trị nội khoa, điều trị bằng thủ thuật và phẫu thuật cắt trĩ.

a. Điều trị nội khoa: các thuốc tây chữa bệnh trĩ được sử dụng để điều trị là thuốc uống, thuốc bôi và thuốc đặt (như: daflon, proctolog…). Tác dụng chính của các thuốc này là trợ tĩnh mạch, kháng viêm, giảm phù nề, chống nhiễm trùng, giảm đau. Được chỉ định dùng cho các đợt trĩ cấp, không sử dụng lâu dài để chữa trị. Và thuốc chỉ có tác dụng làm giảm triệu chứng chứ không có tác dụng chữa tận gốc bệnh.

b. Điều trị bằng thủ thuật: như chích xơ, thắt trĩ bằng vòng cao su, quang đông hồng ngoại...

c. Phẫu thuật cắt trĩ: bao gồm các phương pháp: cắt khoanh niêm mạc, cắt từng búi trĩ, phương pháp Longo, khâu treo trĩ bằng tay, cắt trĩ bằng laser...

Ưu điểm của Tây y: có thể điều trị được mọi dạng và mọi cấp độ trĩ, thời gian bình phục trên dưới 1 tháng.

Nhược điểm của Tây y: là điều trị triệu chứng hay điều trị phần ngọn, chưa điều trị được nguyên nhân gây ra bệnh nên tỷ lệ tái phát rất cao, chi phí cao, bệnh nhân bị đau, mất máu... Việc điều trị phụ thuộc rất lớn vào chuyên môn và tay nghề của bác sĩ. Một số biến chứng thường gặp: hẹp hậu môn, đại tiện mất tự chủ, nhiễu trùng, apxe hậu môn…

Kinh nghiệm xương máu của Khoa (vì thiếu hiểu biết), Khoa đã phẫu thuật cắt trĩ theo phương pháp Longo, rất đau và tốn kém, may mà chưa bị biến chứng. Nhưng cũng chỉ được 6 tháng thì bị tái phát bệnh trĩ.

Điều trị bệnh trĩ bằng Đông y

Trước khi Tây y ra đời với các máy móc và trang thiết bị hiện đại thì việc khám chữa bệnh vẫn chủ yếu sử dụng Đông y (dùng các bài thuốc nam, thuốc bắc). Bệnh trĩ có từ hàng ngàn năm trước, việc điều trị bệnh trĩ bằng Đông y đã được áp dụng từ xa xưa và hiện nay vẫn là phương pháp được ưa chuộng hơn. Y học cổ truyền Việt Nam cũng có nhiều bài thuốc chữa bệnh trĩ: thuốc uống dạng nước, bột… hoặc thuốc cao, thuốc bột để bôi… như PG60, khô trĩ tán B, C, chè trĩ, mỡ trĩ, bột ngâm trĩ…

Điều trị bệnh trĩ bằng Đông y có ưu điểm là điều trị từ căn nguyên của bệnh, điều trị bệnh tận gốc nên có tính triệt để hiệu quả lâu dài, không có biến chứng, ít đau… Tuy nhiên nhược điểm là thời gian điều trị thường dài.

Kinh nghiệm của bản thân Khoa:

Sau khi phẫu thuật cắt trĩ bằng Longo bị tái phát (trĩ nội độ 2), Khoa tình cờ biết đến bác sĩ Hương chữa bệnh trĩ bằng thuốc Nam ở Hà Nội. Khoa đã chữa khỏi bệnh trĩ sau 1,5 tháng điều trị bằng thuốc nam của bác sĩ Hương này. Thời gian đầu điều trị chuyển biến rất chậm, nhưng càng về sau chuyển biến càng nhanh hơn. Khoa đã khỏi từ đó đến giờ chưa bị tái phát.

Ở đây Khoa nhấm mạnh rằng, mọi người nên điều trị bệnh trĩ bằng thuốc nam. Và tìm địa chỉ nào có uy tín để chữa, không nhất thiết phải điều trị ở chỗ bác sĩ Hương. Một số phản hồi Khoa nhận được: hầu hết mọi người đều chữa khỏi bằng thuốc của bác sĩ Hương này, cũng có một số ít người phản hồi bệnh có giảm nhưng chưa khỏi, cũng có người phản hồi thời gian điều trị lâu (~4 tháng). Không biết các bạn đó có kiêng cữ trong thời gian điều trị không hoặc có làm đúng hướng dẫn của bác sĩ không?

Một số chia sẻ khác của các bạn gửi về cho Khoa:

Sử dụng các thực phẩm chức năng An trĩ vương, An trĩ nano, Safinar, Tottri, … chỉ có tác dụng tạm thời chống táo bón, không làm co được búi trĩ, tác dụng điều trị bệnh rất thấp.

Khi đi khám ở bệnh viện, các bác sĩ hay kê thuốc uống daflon, thuốc đặt proctolog, cái này cũng là giải pháp tạm thời để giảm đau, kháng viêm, không phải điều trị được khỏi.

Không nên phẫu thuật vì không giải quyết được triệt để bệnh, sau điều trị dễ bị tái lại.

Nếu bị táo bón nhẹ, có thể dùng thử nước diếp cá uống, hoặc các các loại nước mát khác. Nếu khỏi thì duy trì dùng hàng ngày để tránh bị trĩ.

Khi bị ra máu, hoặc bị cấp độ 2, 3 rồi nên cắt thuốc nam uống. Thuốc nam điều trị hiệu quả táo bón, làm búi trĩ co lên, giảm đau hiệu quả. Tuy nhiên lưu ý là dùng thuốc nam không được nóng ruột, thuốc bao giờ cũng tác dụng chậm hơn thuốc tây.

Ăn nhiều rau quả mát như rau lang, rau đay, mồng tơi, thanh long, đu đủ, ổi bỏ vỏ, khoai lang, chuối, …

Không tập aerobic, đá bóng, tập thể hình, cầu lông, … các môn thể thao vận động mạnh. Chỉ nên đi bộ hàng ngày từ 30ph- 1 tiếng.

Khi làm việc nên đi lại thường xuyên, không ngồi nhiều.

Tâm lý thoải mái, không lo lắng quá.

Sau điều trị - Phòng ngừa bệnh trĩ tái phát

Phòng bệnh hơn chữa bệnh” là câu nói của các cụ ngày xưa. Với quan điểm này, từ khi chữa khỏi được bệnh trĩ Khoa luôn duy trì chế độ ăn uống sinh hoạt một cách khoa học để phòng ngừa bệnh trĩ tái phát cũng như các bệnh khác như sau:

  • Sáng ngủ dậy, sau khi đánh răng rửa mặt, uống môt cốc nước hơi ấm khoảng 200ml, sau đó đi vệ sinh. Mỗi sáng phải đi vệ sinh 1 lần. Buổi sáng tập đi bộ 45 phút.
  • Lúc làm việc thì thi thoảng đi bộ, vận động cơ thể, uống nhiều nước.
  • Hạn chế đồ cay nóng, rượu bia, không uống cà phê (mặc dù là món yêu thích của Khoa).
  • Hàng ngày uống trà mát, có thể vì thế mà hiếm khi bị táo bón. Nếu có bị táo bón cũng không được rặn mạnh, để tránh bị nứt kẽ hậu môn gây viêm nhiễm. Không đi được ngay thì để lúc khác buồn lại đi tiếp.
  • Tập thể dục ngoài trời giúp cho tinh thần sảng khoái, tránh stress trong công việc. Tinh thần cũng rất quan trọng trong phòng và chữa bệnh.
  • Ăn nhiều rau và hoa quả mát, không ăn nhiều đạm quá. Cái này để phòng luôn các bệnh khác như tim mạch, tiểu đường, gout.
  • Uống nhiều nước ~ 2 lít/ ngày.

Từ khi bị bệnh trĩ, Khoa rất sợ bị bệnh tật nên lúc nào cũng ăn uống sinh hoạt điều độ để phòng bệnh.

Đây là bài viết của Khoa dựa trên những kiến thức về bệnh trĩ Khoa tìm hiểu, tổng hợp và kinh nghiệm thực tế chữa trị bệnh trĩ của Khoa và cả kinh nghiệm của mọi người chia sẻ trên diễn đàn này.

Chúc mọi người luôn có sức khỏe tốt!
Đăng Khoa

Bài viết tiếp dưới đây là bài chia sẻ về hành trình chữa trị bệnh trĩ của Đăng Khoa:

>> HÀNH TRÌNH CHỮA TRỊ BỆNH TRĨ